Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Những kiểu chậu Bonsai

Những kiểu chậu Bonsai

Từ xa xưa, chau cay bonsai chỉ được trồng trong những chậu cạn, khay cạn vì bon” có nghĩa là chậu cạn đáy, khay nông đáy. Về sau, những chậu cây bonsai đã được trồng trong những chậu có đáy sâu như: cây có dáng gió đùa hay thác đổ chẳng hạn...

• Các Kiểu Chậu Bonsai:

Chậu kiểng Bonsai hình thù rất đa dạng, phong phú, mỗi kiểu chậu thích hợp với một dáng cây:
 


Những kiểu chậu Bonsai


- Chậu hình vuông thích hợp với cây có lá rộng, có tán tròn; và cây mọc thẳng đứng như thông chẳng hạn.
- Chậu hình chữ nhật thích hợp với cây có dáng to khỏe, hoặc cây có tán lá rộng, và kể cả cây có dáng mọc thẳng như cây tùng, bách …
- Chậu hình trụ có đáy sâu thích hợp với cây có thác đổ.
- Chậu tròn có đáy sâu thích hợp với cây có bộ rễ ít, vừa phải.
- Chậu hình lục giác thích hợp với cây có dáng văn nhân mảnh dẻ, yểu điệu.
- Chậu hình ovale đáy cạn thích hợp với loại cây có thân nhỏ yếu hoặc lùn.

• Kích Thước Chậu:

 


Những kiểu chậu Bonsai


Chậu trồng Bonsai có nhiều kích thước to, nhỏ, rộng, hẹp, nông sâu khác nhau, và không có một hạn định kích thước cho từng loại chậu nào. Tùy vào cỡ cây cao thấp, lớn bé ra sao mà ta tự chọn kích thước chậu cho thích hợp, mặt khác cũng đòi hỏi hợp với sự thẩm mỹ mới được:

- Nếu cây to cao thì phải lựa chậu có bề mặt rộng và đáy hơi sâu.
- Nếu cây có rễ chuột khá dài thì nên chọn chậu đáy sâu.
- Nếu cây có tán lá rộng thì đường kính của mặt chậu phải bằng hoặc rộng hơn đường kính của tán lá.
- Nếu cây thuộc dạng lùn, dù phần gốc có to cũng nên trồng vào loại chậu trẹt…
 

 
http://www.chaucaycanh.net/

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Cách làm chậu xi măng

Chỉ một chút khéo tay cùng một số vật liệu đơn giản là bạn đã có thể tự làm cho mình những chiếc chậu cảnh xi măng xinh xắn. Cùng thử nhé!

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu như sau:

Đất sét

Tôn (nên dùng loại tôn lợp nhà)

Kéo cắt tôn, thước, dao, giũa, giấy, bút

Các cách tiến hành như sau:

Bước 1: Tạo phôi và phác thảo 

Bạn tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất sét với hình dáng và kích thước theo trí tưởng tượng và cách sáng tạo của mình. Từ mẫu phôi này chúng ta sẽ tạo ra khuôn chậu và từ khuôn chậu sẽ tạo ra chiếc chậu với hình dạng như phôi đã làm ban đầu.

Để tạo ra phôi mẫu thì chúng ta sẽ phác thảo hình dạng của nó. Bạn có thể tham khảo các hình dạng chậu trên Google hình ảnh rồi vẽ ra giấy và chỉnh sửa theo ý muốn của mình, sau đó dùng thước đo và vẽ hình dạng cho tấm nạo trên giấy và cắt tỉa đường rìa cho nó.

Bước 2: Tạo tấm nạo bằng tôn


 

 



Bạn vẽ lại đường rìa của tấm nạo đã vẽ lên tấm tôn cho thật chính xác, sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ đó. Sau đó lấy giũa chỉnh sửa lại cho đẹp và gọn gàng. Chúng ta sẽ tạo nên 2 tấm nạo, một tấm dùng mặt ngoài để làm phôi chậu, một tấm dùng mặt trong để làm chậu.

Bước 3: 

Dùng bút dạ để vẽ kích thước bao ngoài của chậu mẫu lên một bề mặt phẳng.


 

 

 



Bước 4: Tiến hành đắp phôi đất

Chúng ta sẽ nhào đất sét với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên theo hình bao đã vẽ trên mặt phẳng. Trong khi đắp thì dùng tấm nạo để căn kích thước cho mô đất. Tiếp đó để tạo đường nét cho phôi mẫu thì bạn lất nạo để cạo bề mặt của mô đất, chỉ cần nạo đều tay là được, căn cứ vào vết vẽ trên mặt phẳng mà làm chuẩn, nạo cho tới khi lộ nét vẽ ra là được. Để nạo nhanh và dễ dàng hơn thì bạn có thể dùng bình phun nước trong khi nạo, như vậy cũng sẽ tạo ra những vết nạo mịn hơn.


 

 

 







Để tạo những đường nét như ý muốn trên thân chậu, bạn nên dùng dao nhỏ để khắc. Khi chạm khắc thì bạn cũng cần lưu ý đến việc những đường nét đó sẽ đảm bảo cho việc tháo khuôn để làm chậu.

Bước 5: Bôi lớp chống dính


 

 

 



Khi phôi còn mềm, chúng ta sẽ bôi lớp chống dính và làm khuôn cho chậu. Không nên để đến khi phôi khô rồi mới làm khuôn vì sẽ gây nứt phôi và khó tạo khuôn.

Sử dụng mỡ chống dính để bôi lên phôi, bạn có thể dùng loại mỡ cơ khí mà chúng ta vẫn thường dùng để bôi cho xích xe đạp

Bước 6: Tạo 
khuôn chậu xi măng

Dùng xi măng nguyên chất đắp lên bề mặt khuôn bên ngoài. Bạn nhào vữa xi măng rồi đắp lên mặt ngoài của phôi chậu bằng tay. Khi đắp nên đeo găng tay cao su để không bị xi măng “ăn tay”.Tiếp theo vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn.

 

 

 



Để đảm bảo độ dày đồng đều cho khuôn thì bạn nên dùng bút để vẽ một đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, sau đó tiến hành tương tự như bước làm phôi mẫu và dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, đến khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là được.

Tiến hành cắt khuôn thành cách mảnh. Tùy vào hình dạng của chậu và các chi tiết hoa văn đã tạo mà bạn có thể quyết định nên cắt khuôn thành mấy mảnh. Tuy nhiên nên nhớ là càng ít mảnh càng tốt.


 

 

 





Tiếp theo chúng ta sẽ dùng dao để cắt khuôn. Cắt xong chúng ta sẽ đánh dấu số thứ tự của các miếng khuôn để khi lắp vào sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lắp khuôn thì đợi xi khô (khoảng 2 ngày sau) thì chúng ta có thể tháo khuôn ra

Link: http://www.chaucaycanh.net/cach-lam-chau-xi-mang-ar-12.aspx
 
 

 

chaucaycanh.net

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Chau kieng , chau xi mang , chậu kiểng làm thủ công



Cơ sở chậu kiểng Phát Khương, chúng tôi đang cần tìm đối tác để tiêu thụ và bán sỉ, lẻ... sản phẩm chậu kiểng làm từ chất liệu xi măng.

Với mẫu mã đa dạng, chất lượng đã được khẳng đinh sau 20 năm hình thành và phát triển. Cơ sở chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị những ai quan tâm đến chậu kiểng.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Số đt 097-557-3199  0978-768-529 (Mr. Khương)

hoặc email: 
[email]ithanhkhuong@gmail.com[/email] để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất. 

Cám ơn đã đọc tin.



Chậu Huế








Chậu chữ nhật







Chậu bát giác hót






Mọi chi tiết xin liên hệ: Số đt 0978-768-529 097-557-3199 hoặc email: [email]ithanhkhuong@gmail.com[/email] để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất.